Đức và chiến lược năng lượng tái tạo
Đức dẫn đầu sản xuất năng lượng từ gió
TTO - Hiệp hội năng lượng gió của Mỹ (AWEA) và hiệp hội năng lượng gió của châu Âu (EWEA) cho biết, sản xuất năng lượng từ gió trên toàn cầu tăng lên 26% so với năm ngoái, đạt 39.294 megawatts (MW).
Nhưng cũng theo hai hiệp hội này thì sự gia tăng này có được phần lớn là từ những chương trình xây dựng tập trung ở một số nước châu Âu. Trong đó dẫn đầu là Đức đạt 2.645 MW trong năm qua, nâng tổng số năng lượng từ gió của nước này là 14.609 MW, chiếm 40% năng lượng gió trên toàn thế giới.
Nước đứng thứ hai là Mỹ, đã sản xuất thêm 1.687 MW nâng tổng số lên 6.374 MW, tiếp theo là Tây Ban Nha tăng thêm 1.377 MW để đạt được tổng số là 6.202 MW, Đan Mạch tăng thêm 1.377 đạt tới tổng số là 3.110 MW. Ấn Độ nằm ở vị trí thứ 5 với tổng số năng lượng từ gió là 2.110 MW.
Ghi nhận về tố độ phát triển hàng năm của nguồn năng lượng gió trong hơn 5 năm qua là hơn 35%, nhưng hầu hết là ở châu Âu và Mỹ, chiếm 88% tổng số năng lượng gió toàn thế giới.
Đ.TÂM (Theo AFP)
Đầu tư mạnh vào điện mặt trời, Đức quá tham vọng?
Tiếp theo năng lượng gió, Đức đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy sản xuất điện mặt trời khổng lồ và nhà máy lớn nhất thế giới vừa được khai trương hôm qua tại Leipzig.
Tham vọng
Tại nhà máy mới trên, khoảng 33.500 tấm quang điện có thể sản xuất tới 5 megawatt, đủ đáp ứng nhu cầu của 1.800 hộ gia đình. Nhà sản xuất khẳng định đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất từng được xây dựng và ngăn khoảng 3.700 tấn CO2 bổ sung vào khí quyển mỗi năm. Nhà máy này nằm trên một mỏ than non, với chi phí xây dựng 22 triệu euro.
Tuy nhiên, về mặt quy mô, sự cạnh tranh trong ngành này rất gay gắt. Tại bang miền Tây Hesse, một nhà máy 5 megawatt nữa sẽ được hoàn tất trong năm nay, có diện tích tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới - tương đương tám sân bóng đá. Một nhà máy 8,2 megawatt đang hoạt động với 50% công suất thiết kế ở bang Saarland và một nhà máy 10 megawatt đang được xây dựng tại Bavaria.
Bộ trưởng Môi trường JuergenTrittin thuộc Đảng Xanh cho biết: ''Chúng ta cần những nhà máy lớn như thế này để năng lượng mặt trời nhanh chóng rẻ hơn thông qua việc sản xuất các tế bào quang điện hàng loạt. Trong khoảng 20 năm tới, doanh thu điện mặt trời toàn cầu sẽ là trên 100 tỷ euro. Do đó, điều quan trọng là Đức đạt được thành công dài hạn trong việc xây dựng thị trường điện mặt trời trong nước''. Ông cũng nói thêm rằng trong 15 năm tới, năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng thông thường. Trong vài năm qua, chi phí sản xuất điện mặt trời đã giảm hơn 50%. Đây là hướng phát triển mà Chính phủ Đức tiếp tục ủng hộ.
Hiệp hội Năng lượng Điện mặt trời của Đức dự báo sản lượng điện mặt trời tại nước này sẽ đạt 500 megawatt trong năm nay, do khoảng 20 nhà máy quy mô lớn tạo ra. Trong năm 2002, sản lượng là 195 MW. Trong khi đó, Hiệp hội các công ty công nghệ điện mặt trời cho biết nhu cầu tấm pin quang điện sẽ tăng gấp đôi, mang lại doanh thu hơn một tỷ euro. Trong năm nay, các công ty điện mặt trời của Đức đang đầu tư 200 triệu euro để mở rộng và hiện đại hoá nhà máy, tạo thêm khoảng 5.000 việc làm.
Bằng cách này, Đức hy vọng vượt Nhật Bản để trở thành nước sử dụng điện mặt trời nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng điện tại Đức, nơi mọi người có thể mua loại điện mà họ thích. Chẳng hạn, nhà máy khổng lồ tại Leipzig chỉ sản xuất điện năng nhiều hơn một chút so với nhà máy sản xuất điện bằng gió lớn nhất ở Đức (4,5 megawatt). Ngành điện mặt trời tại Đức ngày càng lạc quan khi Luật Năng lượng tái sinh của nước này buộc các công ty điện mua toàn bộ sản lượng của nhà máy điện mặt trời với giá cao hơn so với điện từ các nguồn khác.
Một nhà máy điện loại lớn nhất sản xuất khoảng 1.600 megawatt song Đức đã quyết định đóng cửa tất cả những nhà máy như vậy vào năm 2020. Chính phủ liên minh giữa Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Xã hội còn muốn giảm lượng khí nhà kính gây ấm hoá toàn cầu bằng việc loại bỏ các nhà máy điện sử dụng than đá. Khi giá dầu thế giới gần đây tăng tới mức kỷ lục, Berlin cũng không muốn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch này, hạn chế hơn nữa cơ hội lựa chọn.
Ảo tưởng?
Vào năm 2020, dự kiến 20% điện năng của Đức sẽ là năng lượng tái sinh, so với 10% hiện nay.
Gerhard Gott, đại diện của Đức tại Hội đồng Năng lượng Thế giới, cho biết: ''Hoàn toàn hợp lý khi phát triển các nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng khi tin rằng chúng có thể thay thế không chỉ điện hạt nhân mà còn cả dầu mỏ nữa''. Ngay cả việc Đức sử dụng rộng rãi năng lượng gió cũng bị các tập đoàn năng lượng chỉ trích là quá tốn kém. Các tập đoàn này cho rằng khí tự nhiên là dạng năng lượng sạch nhất và hiệu quả nhất. Harry Roels, giám đốc Tập đoàn Năng lượng RWE của Đức, mong đợi sẽ có nhiều nhà máy sản xuất điện từ khí trong tương lai.
Một vấn đề là Đức nhập khẩu 80% khí tự nhiên với giá cao. Khi nhu cầu "vàng đen" trên thế giới tiếp tục tăng, Berlin có nguy cơ phải trả giá cao cho quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, nhiều người Đức sẵn sàng trả cái giá này. 80% người được thăm dò trong số ra mới nhất của tạp chí thương mại Wirtschaftswoche nói rằng họ sẽ từ chối quay trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân.
Minh Sơn (Tổng hợp)
Đức: Diesel từ dầu cải, khí gas từ... phân bò
Nước Đức đang chứng minh cho thế giới biết: có thể sử dụng sản phẩm thực vật, động vật để sản xuất nhiên liệu chạy ôtô và sưởi ấm.
Một cánh đồng cải dầu ở Đức.
Người trồng cây cải dầu - một trong những nguồn dầu ăn chủ yếu - hiện có thêm một thị trường mới. Nếu họ đun nóng cải dầu tới nhiệt độ cao, nó sẽ biến thành một dạng diesel sinh học. Dạng diesel này chỉ phát thải một chút ít CO2.
Trong năm 2004, 20 nhà máy ở Đức đã sản xuất 1,1 triệu tấn diesel sinh học từ cải dầu. Khoảng 1.800 trạm xăng đang bán loại dầu này vì được miễn thuế. Theo Tobias Mickle thuộc Cơ quan Sản phẩm Tái sinh, trong tương lai, dầu diesel sinh học sẽ bán rất chạy do các nhà sản xuất cho ra đời nhiều loại xe hơi mới chạy bằng loại nhiên liệu này.
Ngoài diesel sinh học, khí sinh học cũng được sử dụng rộng rãi ở Đức. Khí sinh học được sản xuất từ phân bò lỏng. Phân bò được lên men bằng ngô, lúa mạch hoặc cỏ. Khoảng 2.000 trang trại ở Đức cũng như các khu vực xung quanh đang sử dụng loại khí này. Trong tương lai, khí sẽ được sử dụng để sản xuất điện và khoảng 400.000 trang trại sẽ có những trạm điện như vậy.
Trong năm 2003, năng lượng tái sinh chiếm 3,1% tổng năng lượng được tiêu thụ tại Đức. Chính phủ Đức rất ủng hộ việc phát triển các nguồn năng lượng sạch bởi chúng giảm sự phụ thuộc của Đức vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu cũng như hạn chế khí thải CO2.
Mỗi năm, năng lượng tái sinh giúp Đức giảm được gần 20 triệu tấn khí nhà kính. Theo Bộ Năng lượng Đức, năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái sinh hiệu quả nhất so với gió, thuỷ điện và mặt trời. Nhiều người tin rằng năng lượng sinh học có thể cung cấp điện cho cả một thành phố.
Minh Sơn (Theo AFP)
TTO - Hiệp hội năng lượng gió của Mỹ (AWEA) và hiệp hội năng lượng gió của châu Âu (EWEA) cho biết, sản xuất năng lượng từ gió trên toàn cầu tăng lên 26% so với năm ngoái, đạt 39.294 megawatts (MW).
Nhưng cũng theo hai hiệp hội này thì sự gia tăng này có được phần lớn là từ những chương trình xây dựng tập trung ở một số nước châu Âu. Trong đó dẫn đầu là Đức đạt 2.645 MW trong năm qua, nâng tổng số năng lượng từ gió của nước này là 14.609 MW, chiếm 40% năng lượng gió trên toàn thế giới.
Nước đứng thứ hai là Mỹ, đã sản xuất thêm 1.687 MW nâng tổng số lên 6.374 MW, tiếp theo là Tây Ban Nha tăng thêm 1.377 MW để đạt được tổng số là 6.202 MW, Đan Mạch tăng thêm 1.377 đạt tới tổng số là 3.110 MW. Ấn Độ nằm ở vị trí thứ 5 với tổng số năng lượng từ gió là 2.110 MW.
Ghi nhận về tố độ phát triển hàng năm của nguồn năng lượng gió trong hơn 5 năm qua là hơn 35%, nhưng hầu hết là ở châu Âu và Mỹ, chiếm 88% tổng số năng lượng gió toàn thế giới.
Đ.TÂM (Theo AFP)
Đầu tư mạnh vào điện mặt trời, Đức quá tham vọng?
Tiếp theo năng lượng gió, Đức đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy sản xuất điện mặt trời khổng lồ và nhà máy lớn nhất thế giới vừa được khai trương hôm qua tại Leipzig.
Tham vọng
Tại nhà máy mới trên, khoảng 33.500 tấm quang điện có thể sản xuất tới 5 megawatt, đủ đáp ứng nhu cầu của 1.800 hộ gia đình. Nhà sản xuất khẳng định đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất từng được xây dựng và ngăn khoảng 3.700 tấn CO2 bổ sung vào khí quyển mỗi năm. Nhà máy này nằm trên một mỏ than non, với chi phí xây dựng 22 triệu euro.
Tuy nhiên, về mặt quy mô, sự cạnh tranh trong ngành này rất gay gắt. Tại bang miền Tây Hesse, một nhà máy 5 megawatt nữa sẽ được hoàn tất trong năm nay, có diện tích tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới - tương đương tám sân bóng đá. Một nhà máy 8,2 megawatt đang hoạt động với 50% công suất thiết kế ở bang Saarland và một nhà máy 10 megawatt đang được xây dựng tại Bavaria.
Bộ trưởng Môi trường JuergenTrittin thuộc Đảng Xanh cho biết: ''Chúng ta cần những nhà máy lớn như thế này để năng lượng mặt trời nhanh chóng rẻ hơn thông qua việc sản xuất các tế bào quang điện hàng loạt. Trong khoảng 20 năm tới, doanh thu điện mặt trời toàn cầu sẽ là trên 100 tỷ euro. Do đó, điều quan trọng là Đức đạt được thành công dài hạn trong việc xây dựng thị trường điện mặt trời trong nước''. Ông cũng nói thêm rằng trong 15 năm tới, năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng thông thường. Trong vài năm qua, chi phí sản xuất điện mặt trời đã giảm hơn 50%. Đây là hướng phát triển mà Chính phủ Đức tiếp tục ủng hộ.
Hiệp hội Năng lượng Điện mặt trời của Đức dự báo sản lượng điện mặt trời tại nước này sẽ đạt 500 megawatt trong năm nay, do khoảng 20 nhà máy quy mô lớn tạo ra. Trong năm 2002, sản lượng là 195 MW. Trong khi đó, Hiệp hội các công ty công nghệ điện mặt trời cho biết nhu cầu tấm pin quang điện sẽ tăng gấp đôi, mang lại doanh thu hơn một tỷ euro. Trong năm nay, các công ty điện mặt trời của Đức đang đầu tư 200 triệu euro để mở rộng và hiện đại hoá nhà máy, tạo thêm khoảng 5.000 việc làm.
Bằng cách này, Đức hy vọng vượt Nhật Bản để trở thành nước sử dụng điện mặt trời nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng điện tại Đức, nơi mọi người có thể mua loại điện mà họ thích. Chẳng hạn, nhà máy khổng lồ tại Leipzig chỉ sản xuất điện năng nhiều hơn một chút so với nhà máy sản xuất điện bằng gió lớn nhất ở Đức (4,5 megawatt). Ngành điện mặt trời tại Đức ngày càng lạc quan khi Luật Năng lượng tái sinh của nước này buộc các công ty điện mua toàn bộ sản lượng của nhà máy điện mặt trời với giá cao hơn so với điện từ các nguồn khác.
Một nhà máy điện loại lớn nhất sản xuất khoảng 1.600 megawatt song Đức đã quyết định đóng cửa tất cả những nhà máy như vậy vào năm 2020. Chính phủ liên minh giữa Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Xã hội còn muốn giảm lượng khí nhà kính gây ấm hoá toàn cầu bằng việc loại bỏ các nhà máy điện sử dụng than đá. Khi giá dầu thế giới gần đây tăng tới mức kỷ lục, Berlin cũng không muốn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch này, hạn chế hơn nữa cơ hội lựa chọn.
Ảo tưởng?
Vào năm 2020, dự kiến 20% điện năng của Đức sẽ là năng lượng tái sinh, so với 10% hiện nay.
Gerhard Gott, đại diện của Đức tại Hội đồng Năng lượng Thế giới, cho biết: ''Hoàn toàn hợp lý khi phát triển các nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng khi tin rằng chúng có thể thay thế không chỉ điện hạt nhân mà còn cả dầu mỏ nữa''. Ngay cả việc Đức sử dụng rộng rãi năng lượng gió cũng bị các tập đoàn năng lượng chỉ trích là quá tốn kém. Các tập đoàn này cho rằng khí tự nhiên là dạng năng lượng sạch nhất và hiệu quả nhất. Harry Roels, giám đốc Tập đoàn Năng lượng RWE của Đức, mong đợi sẽ có nhiều nhà máy sản xuất điện từ khí trong tương lai.
Một vấn đề là Đức nhập khẩu 80% khí tự nhiên với giá cao. Khi nhu cầu "vàng đen" trên thế giới tiếp tục tăng, Berlin có nguy cơ phải trả giá cao cho quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, nhiều người Đức sẵn sàng trả cái giá này. 80% người được thăm dò trong số ra mới nhất của tạp chí thương mại Wirtschaftswoche nói rằng họ sẽ từ chối quay trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân.
Minh Sơn (Tổng hợp)
Đức: Diesel từ dầu cải, khí gas từ... phân bò
Nước Đức đang chứng minh cho thế giới biết: có thể sử dụng sản phẩm thực vật, động vật để sản xuất nhiên liệu chạy ôtô và sưởi ấm.
Một cánh đồng cải dầu ở Đức.
Người trồng cây cải dầu - một trong những nguồn dầu ăn chủ yếu - hiện có thêm một thị trường mới. Nếu họ đun nóng cải dầu tới nhiệt độ cao, nó sẽ biến thành một dạng diesel sinh học. Dạng diesel này chỉ phát thải một chút ít CO2.
Trong năm 2004, 20 nhà máy ở Đức đã sản xuất 1,1 triệu tấn diesel sinh học từ cải dầu. Khoảng 1.800 trạm xăng đang bán loại dầu này vì được miễn thuế. Theo Tobias Mickle thuộc Cơ quan Sản phẩm Tái sinh, trong tương lai, dầu diesel sinh học sẽ bán rất chạy do các nhà sản xuất cho ra đời nhiều loại xe hơi mới chạy bằng loại nhiên liệu này.
Ngoài diesel sinh học, khí sinh học cũng được sử dụng rộng rãi ở Đức. Khí sinh học được sản xuất từ phân bò lỏng. Phân bò được lên men bằng ngô, lúa mạch hoặc cỏ. Khoảng 2.000 trang trại ở Đức cũng như các khu vực xung quanh đang sử dụng loại khí này. Trong tương lai, khí sẽ được sử dụng để sản xuất điện và khoảng 400.000 trang trại sẽ có những trạm điện như vậy.
Trong năm 2003, năng lượng tái sinh chiếm 3,1% tổng năng lượng được tiêu thụ tại Đức. Chính phủ Đức rất ủng hộ việc phát triển các nguồn năng lượng sạch bởi chúng giảm sự phụ thuộc của Đức vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu cũng như hạn chế khí thải CO2.
Mỗi năm, năng lượng tái sinh giúp Đức giảm được gần 20 triệu tấn khí nhà kính. Theo Bộ Năng lượng Đức, năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái sinh hiệu quả nhất so với gió, thuỷ điện và mặt trời. Nhiều người tin rằng năng lượng sinh học có thể cung cấp điện cho cả một thành phố.
Minh Sơn (Theo AFP)
<< Home