Sunday, February 13, 2005

Tin thời sự về năng lượng ở Việt Nam

21/2/2005 EVN mua thêm điện Trung Quốc

19/2/2005
Thanh Hóa: Sẽ xử lý rác thải thành nguyên liệu sản xuất điện năng

17/2/2005 TPHCM
Biến rác thành... điện

25/10/2004
600 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn

TTO - Dự án nhà máy nhiệt điện có công suất 30 MW vừa được Tổng Công ty Than Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng tại mỏ than Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

Theo dự án được phê duyêt, sau khi nhà máy đầu tư xây dựng vào năm 2005, sẽ tiêu thụ mỗi năm 106.300 tấn than của mỏ than Nông Sơn. Tổng kinh phí đầu tư cho nhà máy hơn 600 tỷ đồng và se đưa vào vận hành vào cuối năm 2007, lượng điện sản xuất của nhà máy sẽ hoà chung với hệ thống điện lưới quốc gia.

HOÀI NHÂN


Nhật Bản tài trợ dự án sử dụng than hòa hợp với môi trường

Ngày 22-10, Công ty tuyển than Cửa Ông (Tổng Công ty Than Việt Nam) đã tổ chức khánh thành "Dự án sử dụng than cho hòa hợp với môi trường" do Nhật Bản tài trợ trong khuôn khổ Chương trình viện trợ Xanh (GAP).

Dự án có tổng mức đầu tư trên 123 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do Nhật Bản tài trợ hơn 100 tỉ đồng và vốn của Công ty tuyển than Cửa Ông là hơn 22 tỉ đồng.

Mục tiêu xử lý bùn nước sau công nghệ sàng tuyển than, dự án đã giúp Công ty tuyển than Cửa Ông đầu tư bổ sung và hoàn thiện các khâu công nghệ như cải tiến máy đãi lắng dạng sóng biến đổi, bổ sung thiết bị kiểm tra tỷ trọng huyền phù, xây dựng bể lắng bùn tự nhiên tập trung thay thế các bể lắng hiện có.

Với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới của Nhật Bản, dự án sử dụng than cho hòa hợp với môi trường mang lại hiệu quả tốt. Hệ thống tuyển than theo phương pháp thay đổi dạng sóng rất phù hợp với sự biến động về chất lượng than của vùng than Cẩm Phả, góp phần nâng cao năng suất của hệ thống tuyển than, nâng cao tỷ lệ thu hồi than sạch trong than nguyên khai từ 78% lên trên 80%, giảm lượng đất đá thải qua sàng.

Nhờ hệ thống xử lý bùn, nước được hoàn thiện và khép kín, có hệ thống kiểm soát chất lượng nước thải của công nghệ sàng tuyển, đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo TTXVN

Đến cuối năm dự án Nam Côn Sơn sẽ cung cấp 2,4 tỉ m3 khí

Công ty BP Việt Nam, nhà điều hành của dự án khí Nam Côn Sơn, cho biết từ đầu năm tới nay dự án khí Nam Côn Sơn đã cung cấp 1,91 tỉ m3 khí cho các nhà máy nhiệt điện tại Phú Mỹ, dự kiến đến hết năm nay sẽ nâng lên 2,4 tỉ m3 khí.

Theo kế hoạch, năm 2005 dự án này sẽ cung cấp khoảng 3,15 tỉ m3 khí cho thị trường, tăng khoảng 30% so với năm 2004.

Dự án khí Nam Côn Sơn có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ USD, là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Các bên tham gia đầu tư gồm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty BP, Công ty Dầu và Khí Ấn Độ và Công ty Conoco Phillips của Mỹ.

Theo NLĐ

30/10/2004

Khánh thành trạm điện gió đảo thanh niên Bạch Long Vĩ

Ngày 29/10, Ban Quản lý dự án đảo thanh niên Bạch Long Vĩ thuộc T.Ư Đoàn đã công bố khánh thành dự án "Điện gió đảo thanh niên Bạch Long Vĩ " sau hơn một năm đầu tư, thi công.

Dự án gồm tua-bin gió công suất 800 Kw, 2 máy diesel dự phòng công suất 414 KVA, hệ thống truyền tải điện... với tổng vốn đầu tư phần nguồn là hơn 938.000 USD. Sau 3 tháng chạy thử, trạm điện gió hoạt động tốt và thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ điện của đảo. Với nguồn điện này, Ban quản lý sẽ triển khai tiếp một số dự án phát triển sản xuất và cải thiện đời sống quân dân huyện đảo.

Mạnh Dương

Việt Nam sẽ có luật năng lượng hạt nhân

Luật ra đời nhằm điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu - triển khai, ứng dụng trong tất cả các ngành có sử dụng năng lượng hạt nhân tại nước ta, từ những lĩnh vực phi năng lượng như y tế, nông nghiệp, công nghiệp... tới điện hạt nhân.

Sáng nay, tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Hà Nội), Ban soạn thảo đã đưa ra lấy ý kiến cho bản dự thảo đầu tiên của Luật năng lượng hạt nhân. Dự thảo lần 1 nêu rõ, Nhà nước Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Nghiêm cấm việc thực hiện hoạt động hạt nhân không đảm bảo an toàn đối với người và môi trường, cũng như việc chiếm hữu trái phép, vô trách nhiệm làm thất thoát các nguồn năng lượng hạt nhân.

Dự thảo dành nhiều chương đề cập các vấn đề xung quanh việc đảm bảo an toàn bức xạ, kế hoạch ứng phó sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân, khai thác và chế biến quặng phóng xạ, vận chuyển chất phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng...

Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, dự thảo cũng dành một chương về Cơ sở hạt nhân, đề cập đến việc cấp phép, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở hạt nhân (như nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân, cơ sở làm giàu, chế tạo và tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng, cơ sở quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng).

Dự kiến đến 2006, bản thảo Luật chính thức sẽ được trình lên Quốc hội và khoảng 2007 sẽ được thông qua.

Thuận An

6/11/2004

Triển lãm "gọi" đầu tư cho dầu khí và điện

(VietNamNet) - Triển lãm Quốc tế Dầu khí và Điện Việt Nam lần thứ 11 vừa khai mạc sáng nay (27/10) tại TP.HCM, thu hút 120 công ty, tập đoàn quốc tế tham gia.

Tính đến nay, tổng sản lượng dầu khí khai thác từ các mỏ ở thềm lục địa Việt Nam đạt khoảng 165 triệu tấn dầu thô và 16 tỷ m3 khí. Dự kiến năm 2004, lượng dầu sẽ khai thác được khoảng 18,5-18,7 triệu tấn và 5,7 tỷ m3 khí.

Để thực hiện được sản lượng trên, Petro Vietnam đã ký kết 47 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các công ty dầu khí nước ngoài như Shell, Total, BP, Mobil, Conoco Phillip, Unocal... ; trong đó có 23 hợp đồng đã kết thúc và 24 hợp đồng còn đang hoạt động, với tổng số vốn đã đầu tư khoảng 7 tỷ USD.

Ông Đỗ Hữu Hào - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết, Petro Vietnam đang mời gọi các nhà đầu tư tham gia đấu thầu 9 lô dầu khí (từ lô 122 đến 130) thuộc bể trầm tích Phú Khánh, trước khi ký kết hợp đồng khai thác và thăm dò các lô này vào đầu năm tới.

Còn ông Lâm Du Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với mức tăng trưởng về nhu cầu điện năng như hiện nay, đến năm 2010 EVN phải xây dựng thêm 20 nhà máy thủy điện và 10 nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than, dầu hoặc khí với tổng công suất hơn 12.000MW, nhằm đưa tổng công suất của hệ thống lên đến 23.000MW. Tổng vốn đầu tư cho những dự án này là 17 tỷ USD, tương đương bình quân hàng năm phải đầu tư 2 tỷ USD.

Theo ông Sơn, cũng như ngành dầu khí, ngành điện Việt Nam đang muốn kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài cho các dự án xây dựng nhà máy điện. Vì vậy, cuộc Triển lãm Quốc tế Dầu khí và Điện Việt Nam năm nay tổ chức với qui mô lớn là nhằm mục đích này.

Triển lãm Quốc tế Dầu khí và Điện Việt Nam lần thứ 11 sẽ diễn ra trong 3 ngày, do Petro Vietnam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Công ty CP Exhibition (Hong Kong) phối hợp tổ chức. Trên 120 công ty, tập đoàn dầu khí và điện đến từ 19 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP.HCM (HIECC). Bên cạnh đó, cũng có 3 hội thảo chuyên đề về dầu khí và điện năng được tổ chức.

Minh Quang

Khởi công xây dựng công trình thủy điện buôn Tua Srah

TT - Ngày 25-11, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình thủy điện buôn Tua Srah trên sông Krông Nô - đoạn chảy qua xã Nam Ka, huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Nông.

Thủy điện buôn Tua Srah do Tổng công ty Điện lực VN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2.273,4 tỉ đồng, gồm hai tổ máy có tổng công suất 86MW, sản lượng điện hằng năm 358,6 triệu kWh. Dự kiến đầu năm 2009 công trình hoàn thành và đưa vào khai thác.

Cùng với thủy điện buôn Tua Srah, đến năm 2010 tất cả sáu công trình thủy điện thuộc hệ thống sông Sêrêpôc đều vận hành và cung cấp mỗi năm cho quốc gia hơn 3 tỉ kWh và có tác dụng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của địa phương như: tăng nguồn nước cho mùa kiệt; hạn chế lũ vào mùa mưa, tạo cảnh quan môi trường và phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản...

YHÁN ÊBAN


1/12/2004

Diễn đàn hạt nhân châu Á - cơ hội hợp tác của VN

Việt Nam đã chuyển giao cho Philippines giống đậu tương chịu hạn, năng suất cao; nhận từ Thái Lan các giống phong lan có khả năng chống bệnh, trao đổi với các nước về quy trình xạ trị chữa ung thư cổ tử cung... Đó là kết quả sau 5 năm VN tham gia Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á.

Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Diễn đàn đã diễn ra sáng nay tại Hà Nội, với sự có mặt của bộ trưởng 9 nước thành viên là Australia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA) là cơ hội để thúc đẩy hoạt động hợp tác hạt nhân giữa các nước, cả trong lĩnh vực năng lượng và phi năng lượng. Đến nay, các nước thuộc diễn đàn đã hợp tác trong 11 dự án cụ thể thuộc 8 lĩnh vực, như: Sử dụng lò phản ứng nghiên cứu sản xuất đồng vị Tc-99m phục vụ chẩn đoán và điều trị (lò đặt tại Batan, Indonesia); Phân tích kích hoạt nơtron phục vụ quan trắc ô nhiễm bụi khí (kỹ thuật này sắp tới sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nước thành viên)...


Giống chuối sau chiếu xạ có khả năng kháng sâu bệnh (trái), so với giống gốc (phải).
Trong y học, chúng ta trao đổi với các bạn thông tin về kỹ thuật xạ trị để điều trị ung thư cổ tử cung. Trong nông nghiệp, Việt Nam đã chuyển giao cho Philippines giống đậu tương chịu hạn, năng suất cao do các chuyên gia của ta chế tạo thành công từ kỹ thuật chiếu xạ. Hiện tại, tiến sĩ Đặng Trọng Lương, thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đang thử nghiệm để tạo ra loại chuối kháng nấm bệnh, và sẽ trao đổi kỹ thuật này với các nước bạn khi thành công... Ngoài ra, Việt Nam cũng hợp tác với các thành viên FNCA trong những dự án về quản lý chất thải phóng xạ, dự án văn hoá an toàn trong lò phản ứng hạt nhân, ứng dụng máy gia tốc trong lĩnh vực vật liệu và xử lý môi trường.

Song song với những dự án hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng đã tự phát triển và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật hạt nhân trong nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, kỹ thuật đồng vị phóng xạ đánh dấu đã nâng cao đáng kể hiệu suất khai thác dầu khí. Ông Nguyễn Hữu Quang, chuyên viên Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, để lấy được phần dầu dưới mỏ khi áp suất trong mỏ đã hạ thấp, người ta phải bơm nước xuống mỏ để đẩy dầu lên. Tuy nhiên, muốn biết cần phân bố các giếng bơm như thế nào, ở đâu và kiểm soát quá trình bơm ra sao, ... các chuyên gia cần có được thông tin về sự di chuyển của nước bơm dưới mỏ. Kỹ thuật đồng vị phóng xạ đánh dấu đã hỗ trợ công đoạn đó. Đây là một sáng tạo của các chuyên gia Việt Nam, vì các mỏ dầu của ta là mỏ trên đá móng nứt nẻ, ít gặp trên thế giới. Ông Quang cho biết giải pháp này đã làm tăng hiệu suất khai thác dầu, và được các chuyên gia trên thế giới thừa nhận.

Một ứng dụng hiệu quả khác của kỹ thuật hạt nhân là khử trùng thực phẩm. Từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ TP HCM đã khử trùng khoảng 5.000 tấn thực phẩm đông lạnh bằng máy chiếu xạ Cobalt 60 cho gần 130 công ty. Ông Trần Khắc Ân, Giám đốc trung tâm, cho biết trung tâm còn ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ để biến vỏ tôm thành chitosan - một loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho thực vật; sản xuất chất siêu hấp thụ nước và màng chữa bỏng cũng từ vỏ tôm.

Theo cuộc thăm dò mới đây của VnExpress trên 740 người, 82% ủng hộ phát triển điện hạt nhân, và chỉ 18% phản đối.
Bên cạnh những ứng dụng phi năng lượng, Việt Nam đã bước đầu xem xét việc khai thác mặt năng lượng của kỹ thuật hạt nhân. Hiện tại, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang xác định căn cứ cho việc xây dựng lò phản ứng nghiên cứu mới ở Việt Nam, kịp thời thay thế lò phản ứng Đà Lạt vào khoảng năm 2015. Sự ra đời của lò này cũng là nhằm chuẩn bị nhân lực và kinh nghiệm cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, dự kiến bắt đầu được xây dựng vào năm 2012, và phát điện vào năm 2017...

Ngoài việc đánh giá kết quả hợp tác trong năm qua, Hội nghị Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á lần này sẽ thảo luận sâu về hai chủ đề là chính sách và chương trình hợp tác của nhóm trong tương lai, và hợp tác khu vực trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân.

Thuận An


Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng hạt nhân

(TTO) – Hội nghị bộ trưởng Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA) diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc vào chiều 1-12. Ông Hoàng Văn Phong, bộ trưởng Bộ Khoa học-công nghệ, cho biết VN đã có nhiều chính sách và đầu tư để đẩy mạnh ứng dụng kĩ thuật hạt nhân trong các ngành kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường.

Ông Phong khẳng định VN đánh giá cao hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử, đặc biệt là hợp tác giữa VN với các nước trong FNCA, nhằm mục đích phát triển ngành năng lượng nguyên tử VN.

Đến nay, theo ông Phong, Bộ Khoa học-công nghệ và Bộ Công nghiệp đã cơ bản hoàn thành chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử tại VN đến năm 2020 và báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại VN để trình Chính phủ xem xét thông qua.

FNCA có chín quốc gia tham gia, bao gồm VN, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippine, Malaysia. Hiện tại, các nước thành viên FNCA đang triển khai 11 dự án (VN tham gia đầy đủ 11 dự án), bao gồm sản xuất máy phát đồng vị phóng xạ dùng trong y tế, phát triển kĩ thuật phân tích kích hoạt nơtron quan trắc ô nhiễm bụi khí, tán xạ nơtron, đột biến tạo giống bằng bức xạ, sản xuất phân vi sinh, xạ trị trong điều trị ung thư, thông tin đại chúng về năng lượng hạt nhân, quản lí chất thải phóng xạ, văn hóa an toàn hạt nhân, phát triển nguồn nhân lực hạt nhân, ứng dụng máy gia tốc.

KHIẾT HƯNG

Diễn đàn hạt nhân châu Á - cơ hội hợp tác của VN

Việt Nam đã chuyển giao cho Philippines giống đậu tương chịu hạn, năng suất cao; nhận từ Thái Lan các giống phong lan có khả năng chống bệnh, trao đổi với các nước về quy trình xạ trị chữa ung thư cổ tử cung... Đó là kết quả sau 5 năm VN tham gia Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á.

Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Diễn đàn đã diễn ra sáng nay tại Hà Nội, với sự có mặt của bộ trưởng 9 nước thành viên là Australia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA) là cơ hội để thúc đẩy hoạt động hợp tác hạt nhân giữa các nước, cả trong lĩnh vực năng lượng và phi năng lượng. Đến nay, các nước thuộc diễn đàn đã hợp tác trong 11 dự án cụ thể thuộc 8 lĩnh vực, như: Sử dụng lò phản ứng nghiên cứu sản xuất đồng vị Tc-99m phục vụ chẩn đoán và điều trị (lò đặt tại Batan, Indonesia); Phân tích kích hoạt nơtron phục vụ quan trắc ô nhiễm bụi khí (kỹ thuật này sắp tới sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nước thành viên)...


Giống chuối sau chiếu xạ có khả năng kháng sâu bệnh (trái), so với giống gốc (phải).
Trong y học, chúng ta trao đổi với các bạn thông tin về kỹ thuật xạ trị để điều trị ung thư cổ tử cung. Trong nông nghiệp, Việt Nam đã chuyển giao cho Philippines giống đậu tương chịu hạn, năng suất cao do các chuyên gia của ta chế tạo thành công từ kỹ thuật chiếu xạ. Hiện tại, tiến sĩ Đặng Trọng Lương, thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đang thử nghiệm để tạo ra loại chuối kháng nấm bệnh, và sẽ trao đổi kỹ thuật này với các nước bạn khi thành công... Ngoài ra, Việt Nam cũng hợp tác với các thành viên FNCA trong những dự án về quản lý chất thải phóng xạ, dự án văn hoá an toàn trong lò phản ứng hạt nhân, ứng dụng máy gia tốc trong lĩnh vực vật liệu và xử lý môi trường.

Song song với những dự án hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng đã tự phát triển và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật hạt nhân trong nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, kỹ thuật đồng vị phóng xạ đánh dấu đã nâng cao đáng kể hiệu suất khai thác dầu khí. Ông Nguyễn Hữu Quang, chuyên viên Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, để lấy được phần dầu dưới mỏ khi áp suất trong mỏ đã hạ thấp, người ta phải bơm nước xuống mỏ để đẩy dầu lên. Tuy nhiên, muốn biết cần phân bố các giếng bơm như thế nào, ở đâu và kiểm soát quá trình bơm ra sao, ... các chuyên gia cần có được thông tin về sự di chuyển của nước bơm dưới mỏ. Kỹ thuật đồng vị phóng xạ đánh dấu đã hỗ trợ công đoạn đó. Đây là một sáng tạo của các chuyên gia Việt Nam, vì các mỏ dầu của ta là mỏ trên đá móng nứt nẻ, ít gặp trên thế giới. Ông Quang cho biết giải pháp này đã làm tăng hiệu suất khai thác dầu, và được các chuyên gia trên thế giới thừa nhận.

Một ứng dụng hiệu quả khác của kỹ thuật hạt nhân là khử trùng thực phẩm. Từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ TP HCM đã khử trùng khoảng 5.000 tấn thực phẩm đông lạnh bằng máy chiếu xạ Cobalt 60 cho gần 130 công ty. Ông Trần Khắc Ân, Giám đốc trung tâm, cho biết trung tâm còn ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ để biến vỏ tôm thành chitosan - một loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho thực vật; sản xuất chất siêu hấp thụ nước và màng chữa bỏng cũng từ vỏ tôm.

Theo cuộc thăm dò mới đây của VnExpress trên 740 người, 82% ủng hộ phát triển điện hạt nhân, và chỉ 18% phản đối.
Bên cạnh những ứng dụng phi năng lượng, Việt Nam đã bước đầu xem xét việc khai thác mặt năng lượng của kỹ thuật hạt nhân. Hiện tại, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang xác định căn cứ cho việc xây dựng lò phản ứng nghiên cứu mới ở Việt Nam, kịp thời thay thế lò phản ứng Đà Lạt vào khoảng năm 2015. Sự ra đời của lò này cũng là nhằm chuẩn bị nhân lực và kinh nghiệm cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, dự kiến bắt đầu được xây dựng vào năm 2012, và phát điện vào năm 2017...

Ngoài việc đánh giá kết quả hợp tác trong năm qua, Hội nghị Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á lần này sẽ thảo luận sâu về hai chủ đề là chính sách và chương trình hợp tác của nhóm trong tương lai, và hợp tác khu vực trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân.

Thuận An

Điều chỉnh dự án đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP.HCM?

TT (Hà Nội) - Tổng công ty Dầu khí VN (Petro VN) vừa gửi công văn xin phép Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh dự án đầu tư đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP.HCM theo hướng: giai đoạn 1 chủ yếu cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Hiệp Phước, Nhơn Trạch; giai đoạn tiếp theo sẽ phát triển tới khu vực TP.HCM. Tổng mức đầu tư của dự án sẽ được tính toán điều chỉnh lại cho phù hợp thực tế.

Theo Petro VN, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành vẫn đang duy trì ở mức tăng trưởng cao, huy động tốt mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, vượt chỉ tiêu đóng góp ngân sách. Trong 11 tháng đầu năm, sản lượng dầu thô khai thác đạt gần 18,73 triệu tấn (bằng 107% kế hoạch năm), sản lượng khí đạt hơn 5,65 tỉ m3 (98,4%), xuất khẩu dầu thô hơn 18 triệu tấn (104,8%), doanh thu 101.713 tỉ đồng (155%), nộp ngân sách 41.629 tỉ đồng (171%).

* “Hội đồng quản trị PetroVN tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ và xử lý nghiêm theo qui định hiện hành (đối với những sai phạm trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ngành dầu khí, nhất là công trình có vốn đầu tư lớn)”. Yêu cầu này của Thủ tướng đã được Văn phòng Chính phủ truyền đạt hôm 23-12.

Đ.TR.

Dự án Nam Côn Sơn:Vốn thực hiện lớn nhất phía Nam
18:06' 20/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được xem là có vốn thực hiện nhiều nhất trong số các dự án đầu tư nước ngoài ở khu vực phía Nam với 454 triệu USD (gần bằng 50% tổng vốn đăng ký).
Soạn: AM 248869 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Dự án Đường ống Dẫn khí Nam Côn Sơn. Ảnh: M.Q

Ban tổ chức giải thưởng Saigon Times Top 40 đã cho biết như thế khi công bố danh sách 40 DN đầu tư nước ngoài (FDI) đạt giải thưởng năm 2004 diễn ra chiều hôm nay (20/1).

Bên cạnh tiêu chí chung là DN phải có uy tín trong xã hội và tuân thủ tốt luật pháp Việt Nam, giải thưởng năm nay còn quyết định xét chọn tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký. 40 DN FDI được trao giải năm nay đều là những DN có vốn thực hiện nhiều nhất trong số các DN FDI ở 4 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam bao gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai.

Dự án đường ống dẫn khí Nam Công Sơn triển khai ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đưa khí đốt từ ngoài khơi vào bờ để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong khu vực, đã đưa vào thực hiện 454 triệu USD vốn đầu tư gần bằng 50% tổng vốn đăng ký. Ngoài ra, cũng có hai DN FDI khác có vốn thực hiện cao tính đến hết 2004 là Công ty Điện Phú Mỹ 3 và Công ty Năng lượng Mekong (Mekong Energy Company) với số vốn lần lượt là 415,85 triệu USD và 400 triệu USD.

Có 4 DN đoạt giải Saigon Times Top 40 từ cuộc xét chọn được tổ chức năm 2003, cũng nằm trong danh sách lần này bao gồm Samyang (TP.HCM), Hưng Nghiệp Formosa và Sợi Tainan Việt Nam (Đồng Nai), Chí Hùng (Bình Dương). Trong danh sách này còn có liên doanh lắp ráp ôtô Vinastar (Bình Dương) và liên doanh khách sạn Chains Caravelle (TP.HCM).

Năm 2004 vốn thực hiện của các DN FDI đạt 2,85 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997, trên tổng vốn đầu tư đăng ký 4,2 tỷ USD, con số kỷ lục trong vòng 7 năm qua.

Giải thưởng Saigon Times Top 40 được Saigon Times Group (Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn) phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư của 4 tỉnh thành nói trên xét chọn với 10 DN cho mỗi khu vực. Năm 2003 được tổ chức với tiêu chí là tăng vốn đầu tư (vốn đăng ký).

*

Minh Quang